Bảo Lãnh Thanh Toán Trong Phương Thức Nhờ Thu

Phương thức nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán phổ biến trong kinh doanh quốc tế. Khi sử dụng phương thức này, việc bảo lãnh thanh toán đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tính an toàn và tin cậy cho các giao dịch thương mại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu và tại sao nó quan trọng đối với các bên tham gia trong giao dịch.

1. Khái niệm bảo lãnh thanh toán là gì? Bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu là việc ngân hàng thay mặt Nhà xuất khẩu (người ủy nhiệm) thu hộ một khoản tiền từ Nhà nhập khẩu (người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu) trên cơ sở hối phiếu và/ hoặc chứng từ giao hàng. Ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán, không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền.

Xem thêm: Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu (Collection of Payment)

Bảo lãnh thanh toán là gì?

Bảo lãnh thanh toán là một cam kết bằng văn bản được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

Trong đó:

- Bên bảo lãnh: là bên thứ 3, đại diện tài chính cho bên được bảo lãnh, thường là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước.

- Bên được bảo lãnh: người yêu cầu mở bảo lãnh thanh toán, là bên có trách nhiệm thanh toán được quy định trong hợp đồng. Thông thường là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….

- Bên nhận bảo lãnh: người được hưởng khoản thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán,…

Xem thêm: Phương Thức Nhờ Thu Kèm Chứng Từ Là Gì? Quy Trình, Rủi Ro Của Các Bên

2. Phân loại bảo lãnh thanh toán

2.1. Phân loại theo phương thức phát hành

- Bảo lãnh trực tiếp

- Bảo lãnh gián tiếp

- Bảo lãnh được xác nhận

- Đồng bảo lãnh

2.2. Phân loại theo hình thức sử dụng

- Bảo lãnh có điều kiện

- Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện

2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh thanh toán

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

- Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng

- Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

2.4. Các loại bảo lãnh khác

- Thư tín dụng dự phòng (L/C)

- Bảo lãnh thuế quan

- Bảo lãnh hối phiếu

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán

3. Quy định bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu

Quy định về thanh toán trong phương thức nhờ thu

Tại Điều 19 Khoản E. Thanh toán trong Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522.

ĐIỀU 19: Thanh toán từng phần:

a) Đối với các nhờ thu phiếu trơn, việc thanh toán từng phần có thể được chấp nhận nếu như và ở mức độ và theo các điều kiện mà việc thanh toán từng phần được luật pháp hiện hành nơi thanh toán cho phép. Các chứng từ tài chính sẽ chỉ được giao cho người trả tiền khi người này mới thanh toán toàn bộ.

b) Đối với các nhờ thu kèm chứng từ thanh toán từng bộ phận chỉ có thể được chấp nhận nếu như có sự cho phép đặc biệt ghi trong bản chỉ thị nhờ thu. Tuy nhiên ngân hàng xuất trình sẽ giao các chứng từ cho người trả tiền chỉ khi nào sẽ thanh toán toàn bộ, trừ khi có quy định khác, và ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm đối với hậu quả, nếu có phát sinh từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ.

c) Trong mọi trường hợp thanh toán từng phần sẽ chỉ được chấp nhận khi phải tuân theo hoặc là các điều khoản trong Điều 17 (thanh toán bằng tiền địa phương) và/hoặc là Điều 18 (thanh toán bằng ngoại tệ).

Nếu được chấp thuận, thanh toán từng phần sẽ được chấp hành theo các điều khoản của Điều 16 (thanh toán không chậm trễ).

Quy định về bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh thanh toán cũng như các loại bảo lãnh khác đều có quy định chung như sau:

- Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.

- Bảo lãnh thanh toán sẽ chỉ giới hạn số tiền được nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán, chứ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nghĩa là, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, bất kể đó là tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường,….

- Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

- Trong trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.

Trong phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng tham gia chỉ là trung gian đòi tiền và chuyển tiền không quyết định được tính chất của giao dịch trong thanh toán.Vì vậy, để làm giảm rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện thanh toán quốc tế phải có thêm bảo lãnh thanh toán ngân hàng.

Quy định Việt Nam hiện nay về bảo lãnh thanh toán nhờ thu

Thanh toán hối phiếu nhờ thu qua người thu hộ theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu do người thu hộ được nhờ thu xuất trình, người trả tiền phải thanh toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu cho người nhờ thu.

Trường hợp hối phiếu được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người trả tiền xác nhận đã nhận được hối phiếu.

Việc thanh toán hối phiếu của người trả tiền được thể hiện bằng việc nộp tiền mặt trực tiếp cho người thu hộ được nhờ thu hoặc lập Lệnh chi (Uỷ nhiệm chi hay chứng từ thanh toán thích hợp khác) yêu cầu người giữ tài khoản của người trả tiền trích tài khoản tiền gửi của người trả tiền để chuyển trả số tiền ghi trên hối phiếu.

- Nếu hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu xuất trình mà người trả tiền không thanh toán hối phiếu (từ chối thanh toán, không lập Lệnh chi hoặc đã lập Lệnh chi nhưng mất khả năng thanh toán), người thu hộ được nhờ thu tiến hành xử lý hối phiếu theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.

- Nếu người thu hộ nhận nhờ thu thực hiện việc xuất trình hối phiếu và hối phiếu được thanh toán thì căn cứ từng trường hợp cụ thể để xác định cách xử lý phù hợp:

+) Trường hợp hối phiếu được thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu và người trả tiền có đủ tiền để chi trả thì người thu hộ nhận nhờ thu xử lý:

  • 01 liên Lệnh chi làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi người trả tiền. Nếu người trả tiền nộp tiền mặt để thanh toán hối phiếu thì căn cứ Giấy nộp tiền để ghi Nợ tài khoản tiền mặt; Đóng dấu “Đã thanh toán toàn bộ” trên mặt trước tờ hối phiếu nhờ thu để giao cho người trả tiền kèm tờ phụ và các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có).
  • 01 liên Lệnh chi hoặc Giấy nộp tiền mặt (nếu nộp bằng tiền mặt) làm chứng từ ghi Có tài khoản tiền gửi của người nhờ thu hoặc tài khoản thích hợp (nếu người nhờ thu không có tài khoản); gửi giấy báo Có cho người nhờ thu.
  • Xuất sổ theo dõi hối phiếu nhờ thu.

+) Trường hợp hối phiếu chỉ được thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu và người trả tiền có đủ tiền để chi trả thì người thu hộ nhận nhờ thu xử lý:

Thực hiện hạch toán kế toán như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.

Đóng dấu “Đã thanh toán một phần, số tiền ...” trên mặt trước tờ hối phiếu. Tờ hối phiếu và tờ phụ đính kèm (nếu có), người thu hộ nhận nhờ thu giữ lại và chậm nhất vào buổi sáng ngày làm việc kế tiếp phải chuyển trả cho người nhờ thu cùng với thông báo nói rõ lý do chuyển trả (theo Phụ lục số 02).

Các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có) được xử lý theo chỉ dẫn trên Giấy ủy quyền thu hối phiếu.

+) Trường hợp hối phiếu đã được người trả tiền lập Lệnh chi để thanh toán nhưng người trả tiền chưa đủ tiền để chi trả (một phần hoặc toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu), người thu hộ nhận nhờ thu lưu bộ chứng từ nhờ thu hối phiếu vào hồ sơ hối phiếu chưa được thanh toán và thông báo ngay cho người nhờ thu, người trả tiền biết để có biện pháp xử lý.

Khi người trả tiền có đủ tiền để thanh toán thì ghi ngày, tháng, năm thanh toán lên mặt trước tờ hối phiếu và xử lý như quy định tại các điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.

Nếu hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hối phiếu xuất trình mà người trả tiền vẫn chưa đủ tiền để thanh toán hối phiếu, người thu hộ nhận nhờ thu xử lý hối phiếu theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.

- Nếu người thu hộ được nhờ thu thực hiện việc xuất trình hối phiếu và hối phiếu được thanh toán:

+) Tại người thu hộ được nhờ thu.

Khi nhận được Giấy uỷ quyền thu hối phiếu, hối phiếu kèm các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có) do người thu hộ nhận nhờ thu chuyển đến, người thu hộ được nhờ thu phải kiểm tra để đảm bảo hối phiếu có đủ điều kiện nhờ thu theo quy định;

Các nội dung trên Giấy uỷ quyền thu hối phiếu đã được ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác; số lượng hóa đơn, chứng từ giao hàng kèm theo được ghi đủ, khớp đúng với Giấy ủy quyền thu hối phiếu.

+) Nếu sau khi xuất trình, hối phiếu được thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu và người trả tiền có đủ tiền để chi trả thì người thu hộ được nhờ thu xử lý:

Căn cứ Lệnh chi, ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người trả tiền để chuyển đến người thu hộ nhận nhờ thu để thanh toán cho người nhờ thu.

Trường hợp người trả tiền nộp tiền mặt để thanh toán hối phiếu thì làm thủ tục ghi Nợ tài khoản thích hợp (tài khoản trước đây đã ghi Có khi thu tiền của người trả tiền hối phiếu) để chuyển trả.

Đóng dấu “Đã thanh toán toàn bộ” trên mặt trước tờ hối phiếu nhờ thu để giao cho người trả tiền kèm tờ phụ và các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có);

Trường hợp hối phiếu chỉ được thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu và người trả tiền có đủ tiền để chi trả thì việc hạch toán xử lý chứng từ thực hiện như đối với trường hợp hối phiếu được thanh toán toàn bộ, nhưng tờ hối phiếu sau khi đã đóng dấu “Đã thanh toán một phần, số tiền…” thì:

Người thu hộ được nhờ thu giữ lại và chậm nhất vào buổi sáng ngày làm việc kế tiếp phải chuyển trả cho người thu hộ nhận nhờ thu cùng với thông báo nêu rõ lý do chuyển trả (theo Phụ lục số 02). Các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có) được xử lý theo chỉ dẫn trên Giấy uỷ quyền thu hối phiếu.

Trường hợp hối phiếu đã được người trả tiền lập Lệnh chi để thanh toán nhưng người trả tiền chưa đủ tiền để chi trả (toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu) thì:

  • Người thu hộ được nhờ thu lưu bộ chứng từ nhờ thu hối phiếu vào hồ sơ hối phiếu chưa được thanh toán và thông báo cho người thu hộ nhận nhờ thu, người trả tiền biết ngay trong ngày chưa thanh toán được hối phiếu hoặc chậm nhất vào buổi sáng ngày làm việc kế tiếp.
  • Khi người trả tiền đủ tiền để chi trả thì ghi ngày, tháng, năm thanh toán trên mặt trước của hối phiếu và xử lý như quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN.

+) Tại người thu hộ nhận nhờ thu:

Khi nhận được chứng từ chuyển tiền do người thu hộ được nhờ thu chuyển đến, người thu hộ nhận nhờ thu phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Lệnh chuyển tiền, nếu đúng thì căn cứ chứng từ đó ghi Nợ tài khoản thích hợp, ghi Có tài khoản tiền gửi của người nhờ thu hoặc tài khoản phải trả khách hàng (nếu người nhờ thu không có tài khoản) và gửi giấy báo Có cho người nhờ thu.

Trường hợp nhận được thông báo trả lại hối phiếu kèm hối phiếu bị chuyển trả thì người thu hộ nhận nhờ thu phải thông báo ngay (bằng điện thoại hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên) cho người nhờ thu biết.

4. Quy trình bảo lãnh thanh toán nhờ thu

Quy trình bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu

(1) Trong hợp đồng mua bán phải có điều khoản quy định thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

(2) Người bán gửi hàng cho người mua.

(3) Người bán lập yêu cầu nhờ thu và gửi cùng với bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu.

(4) Ngân hàng nhờ thu phát hành phiếu thu và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng thu hộ.

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo yêu cầu nhờ thu và gửi bộ chứng từ cho người mua.

(6) Người mua chấp hành Lệnh nhờ thu.

(7) Ngân hàng thu hộ gửi bộ chứng từ cho người mua.

(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền, hối phiếu hoặc kỳ phiếu tới ngân hàng nhờ thu.

(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền, hối phiếu hoặc kỳ phiếu tới người bán.

Việc bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và tin cậy cho các giao dịch thương mại quốc tế. Việc áp dụng các biện pháp bảo lãnh thanh toán hợp lý sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và xác định trách nhiệm của các bên tham gia trong giao dịch. 

Hy vọng rằng thông qua việc hiểu rõ về vai trò của bảo lãnh thanh toán trong phương thức nhờ thu, các doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp phù hợp để tối ưu hóa quản lý rủi ro và đạt được sự thành công trong các giao dịch thương mại quốc tế của mình.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nộikhóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học purchasingkhóa học sale xuất khẩu chuyên sâukhóa học báo cáo quyết toán hải quan... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878