Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Từ Mỹ Về Việt Nam Mới Nhất

Hoa Kỳ luôn là thị trường cung ứng hàng hóa chất lượng cao được ưa chu chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, để những sản phẩm "made in USA" này đến tay người tiêu dùng một cách hợp pháp và nhanh chóng, việc nắm vững thủ tục nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam theo quy định mới nhất là điều kiện tiên quyết. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về thủ tục nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam giúp bạn tự tin chinh phục hoạt động nhập khẩu từ cường quốc này.

>>>>Xem thêm: VKFTA Là Gì? Lưu Ý Khi Áp Dụng FTA Cho Doanh Nghiệp Việt

1. Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Từ Mỹ Về Việt Nam

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào Việt Nam đòi hỏi nhà nhập khẩu phải nắm vững các bước quy trình và thủ tục cần thiết.

Dưới đây là các bước chi tiết mà bạn cần thực hiện để đảm bảo quy trình nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi.

Bước 1: Tìm Hiểu Chính Sách Nhập Khẩu

Chính sách nhập khẩu là một hệ thống các quy định và luật lệ do Chính phủ Việt Nam ban hành, nhằm quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Trước khi thực hiện nhập khẩu, các doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số với Tổng cục Hải quan và sử dụng phần mềm EUCS5 VNACCS để khai báo hải quan.

Các yếu tố quan trọng trong chính sách nhập khẩu bao gồm:

- Thuế nhập khẩu: Xác định mức thuế dựa trên mã HS Code và Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) của sản phẩm.

- Hạn ngạch nhập khẩu: Quy định về số lượng, khối lượng và trị giá hàng hóa được phép nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai loại hạn ngạch: hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch tương đối.

- Kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu

Hiểu biết được chính sách nhập khẩu của mặt hàng là điều kiện tiên quyết để tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ. Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng hay nguyên liệu khi nhập khẩu sẽ không có chính sách đặc biệt gì cần phải lưu ý. Tuy nhiên, sẽ có một số mặt hàng cần phải thực hiện một số kiểm tra chuyên ngành & làm giấy phép nhập khẩu như sau:

- Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch: Do Bộ Công Thương quản lý, áp dụng cho một số mặt hàng nhạy cảm như muối, thuốc lá nguyên liệu.

- Giấy phép nhập khẩu có điều kiện: Do các cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, áp dụng cho các mặt hàng đặc biệt như:

- Thiết bị y tế: Bộ Y tế

- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Bộ Y tế

- Phân bón: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Giấy phép kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu: Do các cơ quan kiểm tra chất lượng cấp, đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam.

- Giấy phép lưu hành tự do: Do Bộ Y tế cấp cho các sản phẩm trang thiết bị y tế.

- Giấy phép xuất xứ hàng hóa: Do các cơ quan chức năng cấp, xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

Bước 2: Tìm Kiếm Đối Tác Nhà Bán Uy Tín Tại Mỹ

Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng hàng hóa. Bạn có thể:

Tham gia hội chợ thương mại quốc tế: Đây là cơ hội tốt để gặp gỡ trực tiếp các nhà cung cấp, trao đổi về sản phẩm và đàm phán hợp đồng.

Sử dụng nền tảng thương mại điện tử quốc tế: Các trang web như Alibaba, Amazon, và eBay cung cấp cơ hội tìm kiếm nhà cung cấp uy tín.

Tham gia các nhóm Facebook/LinkedIn: Các nhóm như “Hội Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” hay “Vietnam Import Export Business Group” là nơi để kết nối với đối tác.

Bộ phận Kinh doanh Quốc tế trong công ty sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm và lựa chọn các đối tác nhập khẩu, đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu và thương lượng hợp đồng rõ ràng.

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Từ Mỹ Về Việt Nam Mới Nhất
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Từ Mỹ Về Việt Nam Mới Nhất

Bước 3: Ký Hợp Đồng Mua Bán Với Đối Tác Mỹ

Sau khi tìm được đối tác, bạn sẽ ký kết hợp đồng mua bán, trong đó bao gồm các điều khoản quan trọng như:

Thông tin của hai bên: Tên, địa chỉ, thông tin liên hệ.

Mô tả sản phẩm và dịch vụ: Chi tiết về hàng hóa sẽ được nhập khẩu.

Số lượng, giá cả, phương thức thanh toán.

Điều khoản giao hàng và vận chuyển: Ví dụ, CIF, FOB, EXW.

Thời gian giao hàng: Cụ thể và rõ ràng.

Quy trình giải quyết tranh chấp: Cần có cơ chế rõ ràng để xử lý các vấn đề phát sinh.

Bước 4: Thanh Toán Cho Đối Tác Mỹ

Trước khi thanh toán, yêu cầu đối tác cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục nhập khẩu, chẳng hạn như Giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) đối với các mặt hàng thực phẩm. Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, bạn sẽ thực hiện thanh toán theo các phương thức an toàn và uy tín như L/C (Thư tín dụng) hoặc T/T (Chuyển khoản ngân hàng).

Bước 5: Nhận Thông Báo và Kiểm Tra Bộ Chứng Từ

Khi hàng hóa bắt đầu vận chuyển, bạn cần theo dõi quá trình giao hàng, yêu cầu nhà bán cung cấp hình ảnh hoặc video về hàng hóa và thời gian vận chuyển. Sau khi hàng hóa chuẩn bị đến cảng, yêu cầu đối tác gửi bộ chứng từ nháp để kiểm tra và đảm bảo mọi thông tin chính xác, bao gồm:
Hợp đồng mua bán quốc tế.

  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng gói.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
  • Bill vận chuyển.
  • Các giấy tờ chứng nhận khác (nếu có).

Bước 6: Khai Báo Hải Quan và Nộp Thuế

Sau khi nhận được thông báo từ hãng tàu về ngày hàng đến cảng, doanh nghiệp sẽ tiến hành khai báo hàng hóa lên hệ thống Hải quan và nộp thuế nhập khẩu, bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), và các chi phí phát sinh như Local Charges. Tùy vào loại hàng hóa, hệ thống Hải quan sẽ phân luồng: luồng xanh, vàng, hoặc đỏ. Nếu rơi vào luồng đỏ, hàng hóa sẽ phải kiểm tra và dỡ hàng tại cảng.

Bước 7: Chuẩn Bị Phương Tiện Vận Chuyển Hàng Hóa Về Kho

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan và nộp thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị phương tiện vận chuyển phù hợp để đưa hàng hóa về kho. Cần lưu ý kiểm tra tình trạng hàng hóa và đảm bảo không có vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.

Như vậy, quy trình nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm vững các quy định pháp lý. Việc hiểu rõ các bước và thủ tục sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được các rủi ro trong quá trình nhập khẩu.

2. Những Lưu Ý Khi Nhập Khẩu Hàng Từ Mỹ Về Việt Nam

2.1 Kiểm Tra Các Quy Định Pháp Lý Và Cấm Nhập Khẩu

Mỗi loại hàng hóa nhập khẩu đều có quy định pháp lý riêng. Trước khi nhập khẩu hàng từ Mỹ, bạn cần kiểm tra xem mặt hàng mình muốn nhập có thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam hay không. Những mặt hàng như vũ khí, ma túy, một số loại thực phẩm, mỹ phẩm không đạt chuẩn sẽ không được phép nhập khẩu.

Ngoài ra, đối với các sản phẩm đặc thù như dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế... bạn cần xác minh xem có yêu cầu giấy phép nhập khẩu hoặc các chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan chức năng như Bộ Y tế hay không.

Lưu ý:

Đảm bảo không nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm của Việt Nam.

Kiểm tra và chuẩn bị giấy phép nhập khẩu nếu mặt hàng yêu cầu.

2.2 Kiểm Tra Mã HS Code Và Thủ Tục Hải Quan

Hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ phải được phân loại đúng mã HS (Harmonized System). Mã HS là cơ sở để xác định mức thuế nhập khẩu và các thủ tục cần thực hiện khi làm thủ tục hải quan. Vì vậy, việc xác định chính xác mã HS là vô cùng quan trọng.

Thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam bao gồm:

Khai báo hải quan: Đảm bảo tờ khai hải quan đầy đủ thông tin về hàng hóa, mã HS, số lượng, giá trị lô hàng.

Nộp thuế nhập khẩu: Tùy vào loại hàng hóa và mã HS, bạn sẽ phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng.

Lưu ý:

Xác định chính xác mã HS của hàng hóa để tránh bị xử phạt vì kê khai sai.

Đảm bảo hoàn tất tờ khai hải quan đúng thời gian để tránh việc hàng hóa bị giữ lại.

2.3 Kiểm Tra Chứng Từ và Giấy Tờ Cần Thiết

Khi nhập khẩu hàng từ Mỹ, bộ hồ sơ chứng từ cần phải đầy đủ và hợp lệ, bao gồm:

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Xác nhận giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, và thông tin người mua và người bán.

Vận đơn (Bill of Lading): Chứng từ vận chuyển xác nhận quyền sở hữu hàng hóa và vận chuyển.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Cung cấp thông tin về quốc gia xuất xứ hàng hóa, giúp hưởng ưu đãi thuế nếu có.

Phiếu đóng gói (Packing List): Chi tiết về số lượng, kích thước và trọng lượng của hàng hóa.

Lưu ý:

Kiểm tra kỹ tính hợp lệ và đầy đủ của các chứng từ. Thiếu hoặc sai sót trong chứng từ có thể gây trì hoãn trong quá trình thông quan.

Đảm bảo vận đơn và hóa đơn thương mại khớp với nhau về thông tin và số liệu.

2.4 Thuế Nhập Khẩu Và Các Chi Phí Liên Quan

Khi nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam, bạn sẽ phải đóng các loại thuế nhập khẩu, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Mức thuế này phụ thuộc vào mã HS của hàng hóa và chính sách thuế của Việt Nam.

Ngoài thuế nhập khẩu, bạn cũng cần lưu ý đến các chi phí khác như phí vận chuyển, phí bảo hiểm, phí lưu kho, và phí xử lý hàng hóa tại cảng. Những chi phí này sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí nhập khẩu và giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường.

Lưu ý:

Tính toán mức thuế nhập khẩu chính xác và các khoản phí phát sinh để đảm bảo không bị chi phí bất ngờ khi thông quan.

Cân nhắc lựa chọn phương thức thanh toán (L/C, T/T) phù hợp để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra an toàn

2.5 Kiểm Tra Yêu Cầu Kiểm Dịch, Kiểm Tra Chất Lượng

Nếu bạn nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ thuộc nhóm hàng thực phẩm, thuốc, dược phẩm hoặc thiết bị y tế, bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm này đã được kiểm tra và cấp chứng nhận kiểm dịch từ các cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu.

Các chứng từ này sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng hàng hóa, đồng thời tránh bị từ chối thông quan hoặc xử phạt khi sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và an toàn.

Lưu ý:

Kiểm tra yêu cầu kiểm dịch cho từng loại hàng hóa và chuẩn bị các chứng từ liên quan trước khi nhập khẩu.

Đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam để tránh bị từ chối nhập khẩu.

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục hải quan, chứng từ nhập khẩu, và các yêu cầu kiểm dịch, thuế nhập khẩu. Bằng việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ cần thiết, bạn có thể đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thông quan.

Hãy luôn kiểm tra kỹ các yêu cầu, thuế phí và chứng từ liên quan để tránh các sai sót có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học thanh toán quốc tếkhóa học khai báo hải quan điện tử chuyên sâu, Khóa học mua hàngkhóa học sales xuất khẩu chuyên sâu, khóa học chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO hay khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu onlineoffline0904.84.8855

Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Voucher khóa học xuất nhập khẩu - logistics cho người mới bắt đầu
Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878
1 2 Tư vấn facebook