Cross Docking Là Gì? Tất Tần Tật Kiến Thức Về Cross Docking

Đối với những người làm trong ngành Logistics, Cross Docking có lẽ đã là một thuật ngữ khá thân thuộc. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới và chưa có kinh nghiệm thì Cross Docking còn khá xa lạ.

Qua bài viết này, Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu sẽ giải thích chi tiết Cross Docking là gì? và những thông tin hữu ích về Cross Docking, cùng theo dõi nhé.

1. Cross Docking là gì? Ví dụ về Cross Docking

Trong Logistics, Cross Docking được biết đến như một kỹ thuật Logistics giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển sao cho hàng hóa không cần trải qua thời gian lưu trữ trong kho. Toàn bộ hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ tay nhà cung cấp, sản xuất đếm thẳng nơi tiêu thụ mà không cần trung chuyển qua các kho bãi.

Mô hình Cross DockingMô hình Cross Docking

Với Cross Docking khi vận chuyển quặng từ mỏ khai thác đến các bãi lớn, thì tại bãi đó sẽ chia thành các lô hàng nhỏ hơn sau đó vận chuyển đến nhà máy luyện luyện, điện hay các nhà máy xi măng theo đúng số lượng cần. Bởi vậy mà, hàng hóa sẽ được lưu chuyển liên tục đến khâu cuối cùng mà gần như không phải lưu trữ tại kho bãi.

Cross Docking cũng có ý nghĩa tương tự với những cú đá vô lê trong bóng đá, khi bóng bay trên không, và nó chỉ chạm vào chân cầu thủ, sau đó đổi hướng để bay vào khung thành, hàng hóa cũng vậy nó không dừng lại mà sẽ được đổi sang một phương tiện vận chuyển khác để tiếp tục hành trình đến điểm cuối cùng.

Tham khảo: Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia XNK Trên 10 Năm Kinh Nghiệm

2. Lợi ích của Cross Docking

Trong Logistics, Cross Docking có rất nhiều lợi ích quan trọng:

Lợi ích của Cross Docking

Lợi ích của Cross Docking

 

- Đầu tiên, trong nhiều trường hợp ví dụ như hao phí được các nhà bán lẻ xác định gắn liền với việc giữ hàng trong kho đối với các loại hàng có nhu cầu cao và ổn định, thì Cross Docking được coi như là một cách giảm chi phí giữ hàng tồn.

- Thứ hai, Cross Docking giúp loại bỏ công đoạn lưu trữ tại kho bãi từ đó giảm thiểu chi phí Logistics, thúc đẩy hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và duy trì được chất lượng sản phẩm đối với những loại hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn.

- Thứ ba, Cross Docking giúp tối ưu hóa việc phân bổ ngân sách trong các hoạt động Logistics, tận dụng phương tiện vận tải và giảm thiểu tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

3. Ưu nhược điểm của kỹ thuật Cross Docking

*Ưu điểm:

Xét về ưu điểm, Cross Docking có 5 ưu điểm lớn sau:

- Giảm thiểu không gian nhà kho và lượng hàng bị tồn động

- Từ việc cất giữ tất cả các hàng hóa cần thiết trong cùng một kho giúp tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm, và việc tìm kiếm được nhanh chóng, dễ dàng hơn nhiều.

- Giảm thiểu chi phí vận chuyển

- Giảm thiểu rủi ro về hư hỏng sản phẩm

- Rút ngắn thời gian vận chuyển, đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất có thể

*Nhược điểm: Đối với nhiều doanh nghiệp có vận tải nhỏ và bán lẻ thì thông thường các lô hàng họ nhận được từ nhà cung cấp sẽ không được lấp đầy, điều này mang lại khó khăn trong việc gom hàng lại để lấp đầy trọng tải Cont. Và từ đó dẫn đến phát sinh thêm chi phí.

4. Điều kiện để thực hiện kỹ thuật Cross Docking

Cross Docking là các hoạt động kinh doanh phức tạp có liên quan rộng rãi giữa các nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng. Vì vậy, để thực hiện được kỹ thuật Cross Docking thì các bên phải chịu tăng chi phí hay gặp trở ngại trong quá trình thực hiện và vận chuyển.

Ở phía nhà cung cấp, có thể yêu cầu các lô hàng nhỏ một cách thường xuyên và có thể dán nhãn giá, mã vạch nếu cần. Còn về phía khách hàng, nếu khách hàng yêu cầu đặt vào một ngày nhất định, cho phép lead time giao hàng nhiều hơn một vài ngày, thì sẽ dẫn đến tới việc gia tăng chi phí, gia tăng tính phối hợp giữa các bên với nhau.

5. Có bao nhiêu loại Cross Docking

Hiện nay trong ngành Logistics đang có 5 hình thức Cross Docking, đó là:

- Cross Docking sản xuất: Loại này dùng để tiếp nhận hàng hóa đầu vào để sản xuất và chuyển đến nơi sản xuất tiếp theo

- Cross Docking phân phối: Loại này dùng để tổng hợp nhiều mặt hàng khác nhau trên một chuyến hàng rồi chuyển đến nơi tiêu thụ

- Cross Docking vận tải: Loại này sẽ tổng hợp nhiều thùng tải hàng nhỏ từ đầu vào thành một thùng tải hàng lớn duy nhất để tiết kiệm chi phí

- Cross Docking bán lẻ: Loại này sẽ phân loại và nhóm các mặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác lại với nhau thành nhiều trailer đầu ra đi tới từng nơi tiêu thụ

- Cross Docking thời cơ: Loại này sẽ vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến cơ sở điều phối, sau đó quá cảnh sang phương tiện vận tải khác để hoàn thành chuyến hàng (thường được dùng để giải quyết kịp thời những đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ)

6. Mô hình Cross Docking của Walmart

Lấy ví dụ bằng mô hình Cross Docking của Walmart, Walmart đã triển khai năm loại Cross Docking như sau:

- Cross docking (CD) cơ hội: Họ mua một số lượng sản phẩm chính xác từ các nhà cung cấp và vận chuyển đến tay khách hàng mà không cần lưu trữ sản phẩm trong kho.

- CD theo dòng chảy: Đây là chỉ luồng hàng hóa vận chuyển liên tục từ trung tâm phân phối

- CD của nhà phân phối: Nhà sản xuất sẽ giao trực tiếp cho nhà bán lẻ mà không qua trung gian

- CD của nhà sản xuất: Nhà máy của nhà sản xuất sẽ hoạt động như một nhà kho hoặc một trung tâm phân phối

- CD được phân bổ trước: Các sản phẩm sẽ được nhà sản xuất đóng góim dán nhãn sau đó chuyển đến trung tâm phân phối.

7. Thực trạng Cross Docking tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp Logistics chủ yếu chỉ hoạt động trong nước và một số nước lân cận khu vực. Các quy mô ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 80% công đoạn cho doanh nghiệp quốc tế.

Hiện nay có tới 70% công ty Logistics đa quốc gia hoạt động ở Việt Nam. Mô hình Cross Docking vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

8. Giải đáp một số câu hỏi về Cross Docking

Ngày nay, mô hình Cross Docking đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp và nó có một mối quan hệ mật thiết đối với các chuỗi cung ứng hàng hóa từ doanh nghiệp.

Để mô hình Cross Docking được áp dụng thành công và hiệu quả nhất, phát huy tối đa tính ưu việt của nó thì doanh nghiệp cần phải lưu ý lựa chọn sản phẩm phù hợp:

- Nên lựa chọn các loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn, cần vận chuyển trong vài giờ hoặc chậm nhất 1 ngày.

- Nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao nhưng không phải thông qua bước kiểm tra về chất lượng khi nhận hàng.

- Các sản phẩm được gắn thẻ FRID hay Barcode, các dán nhãn,... hoặc các sản phẩm luôn sẵn sàng bán cho khách

- Các sản phẩm, hàng hóa dùng để quảng cáo, đã được tung ra ngoài thị trường cũng có thể áp dụng mô hình Cross Docking

- Nên lựa chọn các mặt hàng, sản phẩm có thể bán lẻ, có nhu cầu ổn định và ít biến động.

Xem thêm: 

Trên đây là tất cả các thông tin về Cross Docking mà Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu muốn chia sẻ đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc, và hy vọng bài viết giúp ích cho học tập và công việc của các bạn.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nộikhóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học xuất nhập khẩu tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Hotline: 0904848855/0966199878

Bình luận
Đánh giá của bạn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn

Hotline: 0966199878

Đăng ký
khoa-hoc-xuat-nhap-khau-tphcm 0904.848.855 - 0966.199.878